Thường ngày nhân viên phải làm việc trên một bàn làm việc với kích thước cố định, như thế này hoàn toàn không hợp lý. Bởi lẽ chiều cao của mỗi người sẽ là khác nhau, sẽ có người cảm thấy dễ chịu với chiếc bàn làm việc đó nhưng vẫn có một số người cảm thấy nó quá cao hay quá thấp đối với cơ thể của mình. Và chính điều đó về lâu dài khiến họ cảm thấy mệt mỏi, thâm chí còn gây ra những vấn đề không tốt về lưng và cột sống cho họ, từ đó khiến tinh thần làm việc giảm sút và hiệu quả làm việc cũng không được tốt.
Chức năng điều chỉnh độ cao phù hợp với thể trạng người là đăc điểm chỉ có trên bàn công thái học Smartdesk
Bàn làm việc hiện đại không chỉ duy nhất ở chế độ ngồi thụ động như trước mà đã mở rộng khái niệm sang nhiều kiểu ngồi và cả tư thế đứng làm việc. Đó cũng là một trong những tiêu chí đầu tiên của một chiếc bàn chuẩn công thái học: tính linh hoạt cao và đa năng. Thế hệ bàn hiện đại này được gọi là “sit-stand” table.
Vì sao xuất hiện loại bàn công thái học này?
Lý do đầu tiên và duy nhất là vì tư thế ngồi trong thời gian dài thật sự không tốt cho sức khỏe. Ai có dùng thiết bị công nghệ hay làm việc văn phòng nhiều đều biết đến một trong những lời khuyên kinh điển của các thương hiệu nổi tiếng là: cứ nửa tiếng một lần hãy đứng dậy, đi lại trong văn phòng để cơ thể được thư giãn, các mạch máu lưu thông và hiệu suất làm việc tốt hơn. Lời khuyên này có lý do đằng sau hết. Ngồi lâu, đặc biệt ở một tư thế duy nhất, có nguy cơ bị các chứng bệnh văn phòng sau:
– Béo phì (nhất là vùng bụng, đùi, và các phần mỡ khó tan tập trung ở dưới cánh tay, hông, bụng trên bụng dưới)
– Tiểu đường loại 2 (do ít hoặc không vận động, trong khi các hoạt động trí não luôn đánh lừa cơ thể bằng cảm giác đói liên tục, nên đâm ra thèm ăn tinh bột, đường nhưng lại không có cơ hội đốt cháy lượng carb không lành mạnh này, lâu ngày tích tụ dẫn đến hoạt động của isuline kém, dẫn tới tiểu đường).
– Trĩ, đây là một căn bệnh văn phòng không hiếm gặp nhưng lại rất ít được đề cập vì tế nhị. Trĩ nhẹ có thể gây ngứa ngáy khó chịu vùng kín, còn nặng hơn có thể gây ra các biến chứng khôn lường, đặc biệt khi về già.
– Tăng huyết áp
– Chấn thương cơ xương, khớp như đau lưng, đau vai, gáy, cổ, đau nhức cổ tay do các hoạt động có tính lặp lại (RSI). Đây là căn bệnh văn phòng thường gặp nhất và cũng nguy hiểm nhất nhì. Vì nó diễn ra từ từ, mỗi ngày một chút và người gặp phải các triệu chứng này thường khó hoặc không nhận ra cho đến một ngày bệnh diễn biến thành các hệ lụy thì lúc đó đã không thể quay trở về tình trạng ban đầu được nữa dù có tích cực thay đổi môi trường cách thức làm việc.
Thế hệ bàn sit-stand ra đời để giúp người làm việc văn phòng hạn chế và ngăn ngừa được nhiều trong số các loại bệnh trên. Chỉ với một nút bấm, có thể chuyển từ thế ngồi sang đứng và ngược lại để không giữ một tư thế nào quá lâu. Đồng thời có khả năng tùy chỉnh độ cao tương ứng để màn hình luôn ở đúng tầm mắt và vị trí các thiết bị ngoại vi khác cũng được tự động thay đổi theo để phù hợp với mỗi lần thay đổi tư thế ngồi-đứng.
Bàn Smartdesk công thái học trong văn phòng
Lưu ý quan trọng khi dùng bàn sit-stand công thái học là tần suất thay đổi vị trí làm việc (ngồi hoặc đứng) nên từ 30-60 phút một lần, có thể thay đổi ngắn dài chút ít theo thể trạng và yêu cầu công việc. Tránh thay đổi quá đột ngột vì sự gián đoạn hay bất ngờ trong tư thế có thể dẫn đến căng cơ hoặc căng thẳng không mong muốn, nhất là với người có các bệnh liên quan đến tim mạch và thiếu máu, loãng xương.
Great article.